Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

  1. Keo tụ

Tùy theo tính chất của nước thải dệt nhuộm theo từng loại vải mà ta sẽ sử dụng các hóa chất phù hợp. Đầu tiên là hóa chất sử dụng trong bể keo tụ gồm có: Phèn sắt hoặc phèn nhôm.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
  • Phèn sắt
Phèn sắt bao gồm muối sắt sunfat Fe2(SO4)3.nH2O hay muối sắt clorua FeCl3.nH2O. Phèn sắt lúc thủy phân ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
  • Phèn nhôm
Công thức của nhôm sunfat là Al2(SO4)3.nH2O, thường gặp nhất là Al2(SO4)3.18H2O chứa 15% Al2O3.
                                                                         Quá trình keo tụ tạo bông
  •   Phèn nhôm là giảm độ PH đáng kể nên phải sử dụng nhiều NaOH để hiệu chỉnh lại độ PH nên tăng chi phí cho công ty.
  •   Khi sử dụng phèn trong bể keo tụ xử lý nước thải dệt nhuộm. Chúng ta thường chọn phèn sắt vì liều lượng phèn sắt dùng để kết tủa chỉ bằng ½ -> 1/3 so với phèn nhôm nên tiết kiệm rất nhiều về mặt chi phí cho công ty.
  •   Phèn Sắt thường được sử dụng nhiều hơn trong xử lý nước cấp.
PH tối ưu cho quá trình keo tụ sử dụng phèn sắt từ  9-11.
Lưu ý: Nên sử dụng phèn sắt hoặc nhôm trong sử lý nước thải dệt nhuộm cho phù hợp. Tránh cho quá nhiều khi đó sẽ phá vỡ tính keo tụ và làm nước sẽ chuyển màu trong quá trình xử lý nước đầu ra.
  1. Tạo bông

Sau khi keo tụ thì bông bùn sẽ được tạo ra dưới dạng li ti hoặc nhỏ lẽ gọi là hạt keo. Vì vậy chúng ta cần sử dụng một loại chất trợ keo tụ gọi là Polymer.Chúng ta sẽ sử dụng Polymer (-) Anion.
Polymer có công thức phân tử (CONH2[CH2-CH-]n). Khi sử dụng polymer các hạt keo bị phá vỡ lơ lửng, nhỏ lẻ sẽ kết dính lại với nhau tạo thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng xuống dưới do thắng lực đẩy của nước.
Tùy vào lĩnh vực nước cần xử lý mà ta sẽ chọn Polymer (-) Anion và Polymer
(+) Cation:
Nước mặt: Ta cần sử dụng Polymer (-) Anion vì trong nước tồn tại nhiều cation (ion dương) như Fe2+, Fe3+,Al3+,Mn+
Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông Anion, chất kết bông Cation phù hợp để xử lý bùn hữu cơ.
Lưu ý : Lượng polymer cần dùng khi xử lý nước cần rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho công đoạn xử lý tiếp theo ngoài ra sẽ làm tăng COD trong nước.
                                                        Quá trình tạo thành bông bùn và lắng
  1. Lắng đợt 1

Nước thải từ bể keo tụ tạo bông sẽ di chuyển sang bể lắng theo dòng chảy hướng dòng sẽ mang theo các cụm bông bùn lớn sẽ lắng những phần còn lại tại bể lắng đợt 1. Tại bể lắng đợt 1 đôi khi hay xuất hiện hiện tượng trào bùn lên bề mặt bể lắng. Cần canh chỉnh lượng Polymer cho phù hợp để bông bùn kết dính hơn.
                                                                   Bể lắng đợt 1
  1. Bể Aerotank (Bể sinh học hiếu khí)

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…
             Qui trình phân hủy được mô tả như sau:
             Vi sinh vật + chất hữu cơ + O2  ->  CO2 + H2O +Vi sinh vật mới
             Trong qui trình này, bể thiếu khí (Anoxic) được bổ sung nhằm xử lý triệt để hàm lượng nitơ trong nước thải, đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải.
                                                            Bể Aerotank
Ưu điểm của bể Aerotank:
– Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90% • Loại bỏ được Nito trong nước thải dệt nhuộm .
– Vận hành đơn giản, an toàn
– Thích hợp với nhiều loại nước thải
– Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.
Yếu tố quan trọng bậc nhất của bể Aerotank là hàm lượng DO cấp vào. Do vậy cũng cần phải tốn thêm năng lượng cho máy thổi khí. Tiếp đến là tỷ lệ BOD:COD > 0,5, BOD5:N:P = 100:5:1, cũng không thể không nhắc đến nhiệt độ, pH, và hàm lượng chất độc.
Ngoài ra có rất nhiều sự cố liên quan đến bùn vi sinh trong bể Aerotank. Các bạn có thể tham khảo theo đường link sau: Sự cố khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Xử lý nước thải dệt nhuộm – Phần 2

XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

I Nước thải dệt nhuộm

Việt Nam đang trở thành nước phát triển với nền công nghiệp đang đi lên từng ngày. Nhiều khu công nghiệp trong và ngoài nước đã và đang mọc lên tạo nên một bộ mặt mới cho nền công nghiệp nước nhà trong đó phải nói đến ngành dệt may đang chiếm thị phần không nhỏ trong nền công nghiệp nước ngoài. Trong đó nhiều công ty, nhà máy dệt may nhận gia công thêm phần nhuộm vải để tăng thêm thu nhập. Ngoài việc nhận gia công nhuộm vải để tăng thêm thu nhập thì công ty, nhà máy dệt may đó phải làm sao cho việc đảm bảo cho nguồn nước thải ra môi trường bên ngoài phải đạt chuẩn cho phép của ban quản lý hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho từng công ty, nhà máy trong khuôn viên khu công nghiệp
                  Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Do đó việc phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho công ty, nhà máy dệt nhuộm của họ là điều cần phải làm tùy theo công suất của công ty, nhà máy đó.
                     
     
                                    Xưởng sản xuất nhà máy dệt
 Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của một nhà máy sẽ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm  QCVN 13-MT : 2015/BTNMT . Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

                       CMAX=C x Kx KF                                                                           

Trong đó
CMAX là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
C là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm quy định tại bảng 1.
KQ là hệ số lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải tại bảng 2  ứng với quy định dòng chảy của sông, khe, suối, rạch, kênh, mương, dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
KF là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại bảng 3 ứng với tổng lưu lượng nước thải dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị CMAX= C quy định tại cột B, bảng 1.

BẢNG 1: Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.

TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị C
A
B
1
Nhiệt độ
0C
40
40
2
pH
6-9
5,5-9
3
Độ màu (pH = 7)
Cơ sở mới
Pt-Co
50
150
Cơ sở đang hoạt động
Pt-Co
75
200
4
BOD5 ở 200C
mg/l
30
50
5
COD
Cơ sở mới
mg/l
75
150
Cơ sở đang hoạt động
mg/l
100
200
6
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
50
100
7
Xyanua
mg/l
0,07
0,1
8
Clo dư
mg/l
1
2
9
Crôm VI (Cr6+)
mg/l
0,05
0,10
10
Tổng các chất hoạt động bề mặt
mg/l
5
10
Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

BẢNG 2: Hệ số KQ ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)
Hệ số KQ
Q<=50
0.9
50 < Q <= 200
1
200 < Q <= 500
1,1
Q > 500
1,2

BẢNG 3: Hệ số KF ứng với lưu lượng nguồn thải

Lưu lượng nguồn thải (F)
Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)
Hệ số KF
F ≤ 50
1,2
50 < F ≤ 500
1,1
500 < F ≤ 5.000
1,0
F > 5.000
0,9

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xử lý nước thải dệt nhuộm – Phần 1

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn đang thắc mắc hay đang tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nào hiệu quả, hãy gọi hay đến công ty môi trường Bình Minh để được đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn Bạn những vấn đề về thiết kế, cải tạo, thi công, hay lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất cho hệ thống bạn.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá  nhân,…
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt? Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm:
  • Các chất béo như protein (40-50%)
  • Hydratcacbon (40-50%) gồm tinh bột
  • Đường và cellulose và các chất béo(5-10%)
Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao dộng trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng  20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt đối với môi trường nước (sông, hồ, kênh rạch,…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:
  • Tải trọng chất bẩn
  • Định mức sử dụng nước (hay lưu lượng nước thải) tính trên mỗi đầu người
Tải trọng chất bẩn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và tập quán của người dân. Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển và của Việt Nam, tải trọng chất bẩn trong nước sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được giới hạn ở bảng 2.1 (giá trị lớn hơn trong bảng tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội được phát triển hoàn thiện và mức sống được nâng cao).
Bảng 2.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chấtTổng chất thải(g/người.ngày)Chất thải hữu cơ(g/người.ngày)Chất thải vô cơ(g/người.ngày)
1.Tổng lượng chất thải19011080
2. Các chất tan1005050
3.Các chất không tan906030
4.Chất lắng604020
5.Chất lơ lửng302010

Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị thành phần như sau: COD = 500mg/l, BOD5 = 250mg/l, SS = 220mg/l, photpho = 8mg/l, nitơ NHvà nitơ hữu cơ = 40mg/l, pH = 6,8, TS = 720mg/l. Như vậy, nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường, các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng khá cao đôi khi theo tỷ lệ như sau: BOD5:N:P = 100:5:1.
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Từ những tính chất nước thải, công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra phương phápxử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất, đảm bào nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn nước thải sinh hoạt.
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm 3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác định ở cấp độ xử lý, các kỹ thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau:
  • Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất thô, các loại cặn trong nước thải. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác, lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…
  • Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học.
  • Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý bậc hai có thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như dinh dưỡng (nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng.
  • Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong công trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một lượng bùn đáng kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn định bùn, sấy bùn,
Nếu bạn có thắc mắc gì, hay khó khăn gì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả nhất cho tính chất nước thải của Bạn.
                             
                                           
                                                                        xử lý nước thải sinh hoạt
Công ty môi trường Bình Minh chuyên viết hồ sơ môi trường, lập báo cáo giám sát môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý khí thải, cung cấp bùn vi sinh toàn quốc. Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần      Khi cần tư vấn, cung cấp bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ 24/24, tận nơi và hoàn toàn miễn phí.
Hotline : 0917 347 578 (Mr.Thành)

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất