Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
Kỹ thuật xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com
Kỹ thuật xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được phát triển từ những năm 1914 của thế kỷ 20. Trong những thập niên đầu tiên của kỹ thuật xử lý nước thải thì các công nghệ ban đầu được sử dụng là các quá trình tự làm sạch như: Cánh đồng lọc, ao tùy nghi, ao làm thoáng. Về sau các công nghệ xử lý được cải tiến rất nhiều bởi các công nghệ xử lý do các nhà khoa học về môi trường với sự giúp sức của các thiết bị tiên tiến.
Ky-thuat-xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-sinh-hoc – Be-sinh-hoc-hieu-khi
Sự ra đời của công nghệ xử lý bùn hoạt tính – Aerotank đơn giản đã mở ra một thời kỳ mới về kỹ thuật xử lý nước thải nhân tạo. Các công nghệ xử lý ngày càng đa dạng nhưng chủ yếu gồm 3 quá trình xử lý sinh học sau :
– Quá trình xử lý sinh học hiếu khí : bao gồm các công nghệ : Aerotank, SBR, MBR, MBBR, FBR.
– Quá trình xử lý sinh học thiếu khí : Bể sinh học thiếu khí Anoxic.
– Quá trình xử lý sinh học kỵ khí : UASB, biogas, kỵ khí tiếp xúc.
1. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí
Là quá trình xử lý được sử dụng nhiều nhất trong kỹ thuật xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Quá trình sinh học hiếu khí được hiểu theo nghĩa đơn giản như sau :
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí : là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải bởi các vi sinh vật trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy.
Các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải bao gồm :
– Các chất hữu cơ như tinh bột (cơm, cám…), Ancol (rượu…), đường, xenlulozo (gỗ, vỏ cây..)
– Chất dinh dưỡng Nito : Protein (cá, thịt dư), Amoniac (nước tiểu), đạm (ure….
– Chất dinh dưỡng Photphos : có trong protein, phân lân,…
– Độ màu : do các hợp chất màu (hóa chất nhuộm, nhà máy nhuộm, tẩy), màu vàng tươi (nước thải nhiều Amoni), nước thải màu trắng đục (tin bột cao).
– Cặn lơ lửng : Hóa chất, huyền phù, bùn, đất, chất hữu cơ…
– Mùi : Mùi do amoni, H2S…
– Và một số thành phần ô nhiễm khác.
Vài trò của oxy hòa tan trong xử lý hiếu khí
Cung cấp đầy đủ oxy vào môi trường nước : Oxy ở đây là oxy hòa tan trong nước, không phải là các bọt khí nổi lên trên bề mặt bể sục khí. Các thiết bị cung cấp oxy trên thị trường hiện nay :
– Máy thổi khí : Máy thổi khí (Anlet, Tsurumi, Hewell, Longtech…).
– máy thổi khí con sò : APP, Drang…
– máy sục khí chìm : hiệu quả thấp, không nên sử dụng vì lượng khí cấp rất thấp.
– Khuấy trộn bề mặt : không cấp được đủ oxy, tốn năng lượng làm vỡ bông bùn và bùn vi sinh dễ bị lắng tại các góc bể.
Ngoài các thiết bị cung cấp oxy từ không khí còn các thiết bị phụ trợ như: đĩa thổi khí (SSI, Hewell, Rehau…) và hệ thống đường ống phân phối khí (ống inox, thép tráng kẽm, uPVC)
Quá trình sinh học hiếu khí thường được gọi là quá trình bùn hoạt tính hiếu khí. Bùn hoạt tính bao gồm rất nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí, hoặc tùy nghi sinh sống trong môi trường với mật độ lên tới hàng tỷ cá thể trong một lít bùn vi sinh.
Video về bùn vi sinh hiếu khí tại:
2. Quá trình xử lý sinh học thiếu khí
Quá trình xử lý bằng vi sinh vật để khử triệt để Nito trong nước thải. Các vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí sẽ xử dụng Oxy trong NO3– và tiêu thụ COD (trong chất hữu cơ) và đẩy Nito ra khỏi môi trường nước thải. Quá trình xử lý thiếu khí chỉ thích hợp với nước thải có TKN (amoni, nito hữu cơ) < 500 mg/l, khuyến cáo TKN nên < 300 mg/l. Đây là cách hiệu quả và đơn giản nhất để loại bỏ Nito ra khỏi nguồn nước thải một cách an toàn nhất. Việc tách Amoni ra khỏi nước bằng phương pháp sục khí tại pH cao rất nguy hiểm, tốn kém và thực tế không loại bỏ được Amoni khỏi nước (tách ra khỏi nước thải vào môi trường không khí – mưa – lắng đọng trong nước).
Quá trình xử lý cần khuấy trộn bằng các thiết bị khuấy trộn tiêu chuẩn giúp tăng hiệu quả tiếp xúc giữa vi sinh vật vào nước thải và đẩy Nito (N2) khỏi nguồn nước thải. Các thiết bị khuấy trộn hiện nay:
– Máy khuấy trộn chìm : hiệu quả cao, chi phí quá lớn : không khuyến cáo sử dụng.
– Máy khuấy cạn + cánh khuấy : hiệu quả cao, chi phí thấp : rất khuyến cáo xử dụng.
– Bơm khuấy trộn chìm : hiệu quả tốt, chi phí thấp nhất.
3. Quá trình xử lý kỵ khí
Bạn hãy tham khảo các bài viết sau để được rõ hơn về quá trình xử lý kỵ khí trong xử lý nước thải.
– Video về bùn vi sinh kỵ khí tại:
Đây là bài viết trên quan điểm và kiến thức, kinh nghiệm thực tế của bộ phận kỹ thuật của công ty Môi trường Bình Minh, bạn đọc có thắc mắc, góp ý xin liên hệ website :bunvisinh.com (comment dưới bài viết) hoặc facebook :
Khi cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với chi phí thấp hãy liên lạc với công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ về kỹ thuật, báo giá, thiết kế, thi công với chi phí thấp nhất.
Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com để được hỗ trợ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét