Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn đang thắc mắc hay đang tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nào hiệu quả, hãy gọi hay đến công ty môi trường Bình Minh để được đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn Bạn những vấn đề về thiết kế, cải tạo, thi công, hay lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất cho hệ thống bạn.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá  nhân,…
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt? Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm:
  • Các chất béo như protein (40-50%)
  • Hydratcacbon (40-50%) gồm tinh bột
  • Đường và cellulose và các chất béo(5-10%)
Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao dộng trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng  20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt đối với môi trường nước (sông, hồ, kênh rạch,…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:
  • Tải trọng chất bẩn
  • Định mức sử dụng nước (hay lưu lượng nước thải) tính trên mỗi đầu người
Tải trọng chất bẩn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và tập quán của người dân. Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển và của Việt Nam, tải trọng chất bẩn trong nước sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được giới hạn ở bảng 2.1 (giá trị lớn hơn trong bảng tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội được phát triển hoàn thiện và mức sống được nâng cao).
Bảng 2.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chấtTổng chất thải(g/người.ngày)Chất thải hữu cơ(g/người.ngày)Chất thải vô cơ(g/người.ngày)
1.Tổng lượng chất thải19011080
2. Các chất tan1005050
3.Các chất không tan906030
4.Chất lắng604020
5.Chất lơ lửng302010

Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị thành phần như sau: COD = 500mg/l, BOD5 = 250mg/l, SS = 220mg/l, photpho = 8mg/l, nitơ NHvà nitơ hữu cơ = 40mg/l, pH = 6,8, TS = 720mg/l. Như vậy, nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường, các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng khá cao đôi khi theo tỷ lệ như sau: BOD5:N:P = 100:5:1.
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Từ những tính chất nước thải, công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra phương phápxử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất, đảm bào nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn nước thải sinh hoạt.
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm 3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác định ở cấp độ xử lý, các kỹ thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau:
  • Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất thô, các loại cặn trong nước thải. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác, lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…
  • Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học.
  • Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý bậc hai có thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như dinh dưỡng (nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng.
  • Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong công trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một lượng bùn đáng kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn định bùn, sấy bùn,
Nếu bạn có thắc mắc gì, hay khó khăn gì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả nhất cho tính chất nước thải của Bạn.
                             
                                           
                                                                        xử lý nước thải sinh hoạt
Công ty môi trường Bình Minh chuyên viết hồ sơ môi trường, lập báo cáo giám sát môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý khí thải, cung cấp bùn vi sinh toàn quốc. Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần      Khi cần tư vấn, cung cấp bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ 24/24, tận nơi và hoàn toàn miễn phí.
Hotline : 0917 347 578 (Mr.Thành)
Không có nhận xét nào :

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét